Bệnh trĩ - Những điều cần biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ hiện nay rất phổ biến hiện nay, gặp ở mọi lứa tuổi. Vì xấu hổ nên rất ít người đi khám, chỉ đến khi thấy biểu hiện trong người đau đớn khó chịu quá thì mới đến bệnh viện. Do vậy thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.
nhung dieu can biet ve benh tri

Bệnh trĩ những điều cần biết


Ngày nay, mọi người hiểu rõ hơn bản chất của bệnh trĩ nhờ các công trình nghiên cứu về sự phân bố mạch máu của vùng hậu môn trực tràng. Ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu tạo thành các búi trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Trĩ là trạng thái giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn. 

Nguồn gốc của bệnh trĩ 

Hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng có một số đặc điểm được coi như nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ. 

- Trĩ thường gặp ở những người có nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi nhiều (thợ may, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng…), những tư thế như vậy làm cho máu huyết ít lưu thông, dễ bị ứ chệ. 

- Một số bệnh gây rối loạn đại tiện như lỵ, táo bón (bệnh nhân phải dặn nhiều mỗi khi đi đại tiện) gây nên bệnh trĩ. 

- Các bệnh trong ổ bụng gây tăng áp lực như u bướu, viêm…làm cản trở lưu thông các mạch máu và phát sinh trĩ như các khối u vùng hậu môn trực tràng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng lớn…. 

- Trĩ thường gặp ở phụ nữ có thai, sinh đẻ…. 

- Yếu tố gia đình, di truyền, ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước…cũng là một trong số nguyên nhân gây bệnh trĩ. 

Triệu chứng của bệnh trĩ 

Nhiều người bị bệnh trĩ mà không thấy có dấu hiệu gì lạ nên không chú ý, chỉ khi xảy ra biến chứng rồi mới biết. Các triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ là: 

- Chảy máu hậu môn, đại tiện ra máu tươi: Đó là triệu chứng thường gặp nhất và sớm nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu máu chảy ít, kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu có sử dụng giấy vệ sinh thì sẽ thấy có một ít máu tươi dính ở trên giấy, hoặc nhìn thấy có một ít máu tươi dính trên phân, nhất là khi táo bón vì phân cứng đi qua làm rách búi trĩ. Về sau máu ra nhiều hơn, thành giọt theo sau cục phân. Muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra, kèm theo bệnh nhân có táo bón. Đến giai đoạn rất muộn thì khi đi đại tiện ra phân mềm cũng vẫn chảy máu. 

- Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn: Nếu mới bị thì có thể không đau hoặc đau ít. Đau càng nhiều khi có biến chứng sưng, viêm nhiễm, tắc mạch ở búi trĩ và sa ra ngoài hoặc có nứt hậu môn. Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn. 

- Sưng nề vùng hậu môn: khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài nếu là trĩ nội hoặc trĩ ngoại, có thể búi trĩ sưng khá to và ta có thể sờ thấy dễ dàng. 

Đó là những triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị trĩ, nếu ở giai đoạn đầu thì chỉ có triệu chứng đại tiện máu tươi đơn thuần. 

Muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ, ngoài việc nhìn, sờ nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài, cần phải thăm khám trực tràng hậu môn bằng cách thăm trực tràng và soi ống hậu môn. Qua soi có thể xác định được độ tổn thương của búi trĩ, số lượng búi trĩ, kích thước và vị trí các búi trĩ. 

Biến chứng của bệnh trĩ 

Biến chứng của trĩ rất đau đớn và nguy hiểm. 
Có bốn dạng biến chứng thường gặp: 

- Chảy máu: Trĩ là do giãn mạch máu nên rất dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu nhiều, nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm, gây thiếu máu trầm trọng, cần mổ cầm máu ngay. Lưu ý là ngoài bệnh trĩ gây chảy máu tươi vùng hâu môn, còn có nhiều bệnh khác gây chảy máu vùng hậu môn như pôlip, ung thư vùng trực tràng và và đại tràng, viêm đại trực tràng chảy máu… Do vậy cần chẩn đoán đúng để có cách xử lý thích hợp. 

- Sa trĩ: Trĩ lòi ra ngoài thành búi hoặc thành vòng gây đau đớn klhó chịu. Lúc đầu chỉ sa ra ngoài khi đại tiện và nhét lại được, sau đó thì sa luôn nằm hẳn ở hậu môn và không đẩy vào được. Trĩ sa như thế sẽ sưng vù, chảy máu, bầm tím, nghẹt rất khó chịu. Trường hợp này cũng cần mổ sớm. 

- Trĩ bị tắc nghẽn: Do cục máu đông tụ lại, làm búi trĩ thình lình sưng to rất đau, căng bóng. Lúc này cần mổ lấy cục máu ngay. 

- Trĩ bị viêm nhiễm: Làm nóng rát ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to 

Cách phòng bệnh 

Để phòng bệnh trĩ, nên hoạt động nhiều, không nên ngồi lâu. Để ngừa táo bón nên ăn nhiều rau hoa quả có nhiều chất xơ, uống nhiều nước, bớt các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, tiêu ớt…cũng không nên gắng sức quá nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. Cố gắng tạo thói quen đi đại tiện ngày một lần vào một giờ nhất định, tránh rặn mạnh rặn lâu khi đại tiện. 

Điều trị 

Nên đi khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng và sử dụng thuốc phù hợp. Không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi gây nhiều tai biến nhiễm trùng, áp xe, chảy máu… Khi trĩ đã có biến chứng thì phải điều trị bằng ngoại khoa mới bảo đảm có kết quả. 

Read more…

Bệnh trĩ ở trẻ em

Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, trên thực tế, ngồi bô quá 30 phút, táo bón hay cửa hậu môn không sạch,… là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.
Phần đông mọi người lầm tưởng trẻ em thì sẽ không bao giờ bị bệnh trĩ, nhưng thực tế không phải vậy . Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu như có những biểu hiện sau:
Trẻ không nên ngồi bô quá 30 phút 
Trong thời kỳ phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Do vậy bố mẹ phải chú ý đến điểm này mà không nên cho trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.

Benh tri o tre em
Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trĩ

Đồng thời, ở độ tuổi này, khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng… 

Bệnh trĩ ở trẻ em 

Các bậc cha mẹ cần nên rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi. 

Phòng ngừa ngay từ khi táo bón


Táo bón cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ ở trẻ em. Khi một đứa trẻ bị táo bón, người đó sẽ phải căng thẳng quá mức để cố gắng và đẩy ra phân cứng. Áp lực này làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn để trở thành trĩ sưng lên và bị kích thích do đó phát triển.

Để trẻ không bị táo bón, cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, kiên trì cho trẻ ngồi vào bô khoảng 10-15 phút. Sau vài tuần, trẻ sẽ có phản xạ. Đồng thời, trong bữa ăn của trẻ nên có nhiều rau xanh như rau cần, hẹ… kết hợp hoa quả (cam, bưởi, đặc biệt là chuối); uống nước đun sôi để ấm. 

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml và pha bằng nước sôi. 

Khi trẻ táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại. 

Không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 – 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị. 

Điều trị bước đầu


Để việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong cách sau để hạn chế tác hại của bệnh: 

- Thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.

Benh tri o tre em
Bệnh trĩ ở trẻ em
- Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần. 

- Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.

Read more…

Bệnh trĩ - Suýt chết chỉ vì nhịn đại tiện


Thói quen nhịn đại tiện làm cho chị Nguyễn Thị M ở Cầu Giấy, Hà Nội phải nhập viện cấp cứu vì lòi ruột do sa trực tràng.
Chị M làm nghề buôn bán nên thường có thói quen nhịn đại tiện. Gần đây, chị thấy hậu môn lòi ra một cục, lúc đầu chỉ khi rặn khi đại tiện, sau đó xuất hiện cả một khối phồng như quả cà chua, thường kèm theo rớm máu, đau, chảy nhầy hoặc són phân liên tục. Đi khám bác sĩ kết luận, chị bị lòi ruột mà nguyên nhân là do thói quen nhịn đại tiện gây ra.
Lời khuyên: Sa trực tràng (lòi ruột) có nhiều nguyên nhân trong đó có thói quen nhịn đại tiện. Bởi khi phân xuống trực tràng sẽ kích thích gây cảm giác muốn đi ngoài. Nhưng nếu phân xuống không đúng lúc, chúng ta cố nhịn, lâu ngày trực tràng quen chứa phân và mất tính cảm thụ, phân nằm tại đó không tống ra ngoài dẫn tới sa trực tràng.
Lúc đầu chỉ sa khi rặn đại tiện, vì táo bón, ấn vào dễ dàng nhưng sau sa tăng lên, không đưa vào được. Đoạn trực tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các mảng hoại tử gây nên viêm dưới phúc mạc, dẫn tới tử vong. Do vậy nên tập thói quen đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định và tuyệt đối không nên nhịn đại tiện khi buồn.
Read more…

Bệnh trĩ sau khi sinh

Đối tượng dễ bị bệnh trĩ là những bà mẹ có con nhỏ nhất. Tại sao lại như vậy?
Một thời gian sau khi sinh em bé, chị A  27 tuổi, gặp vấn đề trong việc đi tiểu. Những lần đi tiểu, chị phải gắng sức rặn, không ít lần có sự xuất hiện của những giọt máu đỏ thẫm. Vài giờ sau, vùng hậu môn ngứa ngáy rất khó chịu.
Nghĩ mình bị táo bón, chị Ngân ra nhà thuốc hỏi mua thuốc trị táo bón (chị không còn cho con bú). Tình trạng táo bón được cải thiện nhưng vùng hậu môn của chị vẫn còn cảm giác đau, đôi khi ngứa rát.
Căn bệnh phổ biến ở phụ nữ
Đi khám, chị được chẩn đoán bệnh trĩ. Theo các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn - Trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP. HCM, trĩ là căn bệnh phổ biến, đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được rõ ràng, tuy nhiên, một số yếu tố sau được  đánh giá có nguy cơ gây bệnh:
Những người bị táo bón kinh niên: Chứng táo bón làm xuất hiện các búi trĩ. Khi các búi này lớn lên đến một mức độ nào đó, chúng sẽ ra ngoài hậu môn, tạo thành búi trĩ.
Người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, lao động nặng nhọc... làm tăng áp lực trong ổ bụng, cũng rất dễ bị bệnh trĩ.
Đặc biệt, phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Nguyên nhân: Trong quá trình vượt cạn, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Ngoài ra, sau khi sinh, một số sản phụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như: ít ăn rau (sợ nhiễm giun), không uống nhiều nước (để sữa cho con bú không bị loãng)... Đấy chính là những yếu tố dẫn đến bệnh trĩ.
Phụ nữ sau khi sinh nếu phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều (ít thay đổi tư thế), ít di chuyển, nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
Bên cạnh đó, các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, hiện tượng thai nhiều tháng cũng có thể gây chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm cho đám rối trĩ căng phồng lên, gây bệnh.
Trĩ sau khi sinh - 1
Những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. (Ảnh minh hoạ)
Triệu chứng thường bị nhầm lẫn
Chảy máu là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ. Mỗi lần đi tiểu, bệnh nhân rặn nhiều, máu chảy thành giọt hay từng tia nhỏ. Bạn có thể phát hiện được chúng trên giấy vệ sinh.
Kèm theo hiện tượng chảy máu, mỗi lần đi tiểu sẽ có một khối thịt nhỏ lồi ra khỏi lỗ hậu môn, sau khi đại tiện xong, khối thịt sẽ thụt vào. Bệnh nhân có thể có cảm giác được sự lồi ra, thụt vào đó. Sau một thời gian, khối thịt sẽ lồi to ra, dài hơn, rồi nằm luôn ở phía ngoài hậu môn. Tình trạng này được gọi là sa búi trĩ.
Bên cạnh đó, mỗi lần đi tiểu,người bệnh có cảm giác ngứa quanh hậu môn. Nguyên nhân do búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch gây viêm da vùng hậu môn. Nếu người bệnh có cảm giác đau, khi đó trĩ đã bị tắc nghẽn hoặc do quá trình rặn đã làm hậu môn bị nứt, áp xe.
Khi thấy bị chảy máu lúc đi ngoài, một số người chủ quan cho rằng mình chỉ bị táo bón nhưng cũng có người lo lắng, nghĩ mình bị trĩ. Tuy nhiên, chảy máu trong khi đi tiểu còn là biểu hiện của các căn bệnh như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung.
Việc điều trị được tiến hành như thế nào?
Chính vì vậy, khi phát hiện sự bất thường, bạn không nên tự chẩn đoán. Hãy đi khám để được xác định đúng 
Read more…

Bệnh trĩ- Tư vấn phương pháp chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ - Việt Nam có đến 80-90% người mắc phải, tình trạng đau đớn mỗi khi đại tiện, mất máu dẫn đến suy nhược cơ thể... Hiện nay việc chữa trị bệnh này khá đơn giản song có ít hiệu và không dứt điểm nếu như bệnh nhận không chữa trị dứt điểm và điều trị bằng phương pháp thích hợp
Mặt nhăn nhó vì đau đớn, anh Trần Văn A, sống ở Lạc Trung, Hà Nội, phải vịn tay vào thành ghế mới có thể ngồi xuống một cách nhẹ nhàng nhất. Anh Lâm bị bệnh trĩ gần 10 năm, "sống chung" với bệnh được 5 năm thì anh quyết định đi khám và chữa trị do quá đau và mất nhiều máu mỗi khi đại tiện.
Nghe người thân nói chỉ có Đông y mới có thể chữa "tận ngọn" bệnh này, vì trĩ là do tính nhiệt trong cơ thể sinh ra, anh Lâm đi cắt thuốc uống. Nhưng sau 3 tháng, bệnh vẫn không thuyên giảm. Thầy thuốc nói: anh để bệnh quá nặng, trĩ đã sang giai đoạn 4 rồi nên rất khó chữa khỏi bằng thảo dược.
Việc chữa trĩ hiện nay khá đơn giản song khó có hiệu quả và dứt điểm nếu bệnh nhân không chọn được đúng phương pháp.

Việc chữa trĩ hiện nay khá đơn giản song khó có hiệu quả và dứt điểm nếu bệnh nhân không chọn được đúng phương pháp.

Muốn trị dứt điểm một lần cho khỏi đau đớn, anh Lâm phải đi cắt trĩ bằng máy đốt cao tần. Nhưng sau khi thực hiện thủ thuật, anh cảm thấy rất đau đớn, công việc và cuộc sống cũng bị ảnh hưởng lớn. "Chẳng biết mấy hôm nữa thế nào chứ gần một tuần rồi vẫn đau quá, nằm hay ngồi đều khó chịu. Lúc đó hơi vội vàng, giờ đọc lại thông tin trên mạng mới thấy nhiều người khuyên nên chọn phương pháp longo, đỡ đau mà khả năng khỏi dứt điểm cũng cao hơn", anh Lâm nói.
Trĩ là một loại bệnh khá phổ biến ở Việt Nam nguyên nhân gây bệnh liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt hằng ngày của con người. Bệnh trĩ không khó chữa nếu được điều trị bằng phương pháp hợp lý và phải trị dứt điểm tránh căn bệnh tái phát.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tín, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc,để chữa bệnh trĩ hiệu quả và triệt để, người bệnh phải đi khám sớm, ngay khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi. Độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ nên chữa càng sớm thì bệnh càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, biến chứng và chi phí điều trị.
Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Thông thường, khi bệnh ở giai đoạn nhẹ (một hoặc 2), bệnh nhân có thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị nội khoa. Nhưng nếu bệnh để lâu, tiến triển nặng, ở giai đoạn 3, 4 thì cần dùng thủ thuật ngoại khoa mới có thể chữa trị dứt điểm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tín tư vấn: ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm 0,9% hàng ngày, từ một lần đến 2 lần, mỗi lần 15 phút; sau đó sử dụng thuốc có tác dụng làm bền các tĩnh mạch rồi bôi thuốc mỡ hoặc đặt thuốc đặc trị như Mastu-S, protolog… Ngoài ra, khi mới bị trĩ độ một và 2, người bệnh cũng có thể sử dụng thủ thuật như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại để điều trị.
Khi trĩ đã nặng lên mức độ 3 và 4, bệnh nhân cần điều trị bằng phẫu thuật cắt trĩ. Bác sĩ Nguyễn Văn Tín cho biết, từ trước năm 1993, y học đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ khác nhau như: Milligan Morgan, Whitehead, Toupet… và dùng nhiều phương tiện khác nhau để phẫu thuật như dao điện, dao laser, cắt trĩ bằng máy đốt cao tần… Tuy các phương pháp này có cho kết quả nhất định nhưng cơ chế điều trị đều lấy búi trĩ từ ngoài rìa hậu môn tới tận gốc búi trĩ rồi cắt đi, gây ra vết thương ở hậu môn lớn, làm người bệnh đau kéo dài sau mổ, thời gian nằm viện lâu, gây sẹo và ướt hậu môn.
Để khắc phục những hạn chế đó, bệnh nhân có thể chọn phương pháp longo. Nguyên tắc của phương pháp này là cắt để triệt mạch các búi trĩ, cắt bỏ phần niêm mạc sa phía trên đường lược nơi có ít cảm giác đau và đồng thời khâu niêm mạc kéo lên và tạo hình lại hậu môn phía ngoài. Sau khi điều trị, ống hậu môn được tái tạo lại về mặt giải phẫu học như bình thường, bảo tồn 3 búi trĩ theo sinh lý ống hậu môn. Như vậy, bệnh nhân không có vết khâu da hay bị tổn hại hệ thống cơ vòng hậu môn. Ưu điểm của phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo là rất ít đau sau mổ, thời gian phẫu thuật khoảng 15-20 phút và thời gian nằm viện ngắn, không gây vết sẹo hậu môn, ướt hậu môn.
Bác sĩ Tín tư vấn thêm, trường hợp bệnh nhân bị trĩ sa nghẹt thì nên dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm hậu môn vào chậu nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới tiến hành phẫu thuật cắt trĩ. Bệnh nhân trĩ ngoại thường không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có các triệu chứng viêm nhiễm hoặc bị tắc mạch. Khi điều trị tắc mạch, bệnh nhân sẽ được rạch lấy cục máu đông, theo đó sẽ có cảm giác dễ chịu và hết đau ngay sau khi mổ

.
Read more…

Bệnh trĩ- Tại sao cần phải điều trị sớm bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong tuy nhiên nếu không biết phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể gây biến chứng. Kết quả là có không ít người tiền mất tật mang, gây tổn hại đến sức khỏe.  
Ngoại trừ nguyên nhân táo bón thường gây tâm lý lo lắng với các biểu hiện dữ dội ngay như chảy máu thành tia, giọt khi đi cầu, đau rát nhiều và búi trĩ thường xuất hiện sớm, các trường hợp còn lại, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị trĩ rất muộn sau nhiều năm. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại vì bệnh ở vùng kín đáo nên nhiều người thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có tâm lý chủ quan. Ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua, ít gây khó chịu nên rất hay bị bỏ qua.

 Bệnh trĩ nên được điều trị càng sớm càng tốt

Bệnh trĩ khi nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tinh thần không thoải mái. Một số người mắc trĩ ôm nỗi niềm khổ hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều, dĩ nhiên sẽ đau nhiều hơn. 
Do vậy phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. 

Read more…

Phân biệt trĩ và ung thư trực tràng qua các triệu chứng



Các bác sỹ chuyên khoa cho biết: Bệnh trĩ và ung thư đại tràng đều có cùng triệu chứng đại tiện ra máu. Cả hai loại bệnh đều khá phổ biến ở tuổi trung niên và người già, nhưng ung thư đại tràng thường gặp ít hơn. Do vậy khi thấy đại tiện ra máu, nhiều người nghĩ ngay tới bệnh trĩ và mua thuốc điều trị. Sau đây là một số triệu chứng để nhận biết bệnh trĩ và ung thư đại tràng.


Đại tiện ra máu ở bệnh trĩ có dấu hiệu là sau đại tiện mới xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia; dịch máu và phân không lẫn vào nhau; lượng máu lúc nhiều lúc ít; xung quanh hậu môn có cảm giác đau tức khó chịu, hoặc cảm giác như có dị vật.

 Còn đại tiện ra máu ở giai đoạn đầu của ung thư trực tràng thì lượng máu rất ít và thường phủ lẫn trên bề mặt của phân, màu sắc tím sẫm và thường lẫn với dịch nhày, có khi là dịch mủ; đến khi bệnh phát triển nặng hơn thì lượng máu khi đại tiện ra cũng tăng lên.

Do có cùng triệu chứng đại tiện ra máu nên trĩ và ung thư trực tràng dễ bị nhầm lẫn

Ngoài ra ung thư trực tràng có dấu hiệu khác với bệnh trĩ là sự thay đổi thói quen đại tiện một cách đột ngột: hoặc đại tiện lỏng, hoặc đại tiện phân táo, hoặc táo lỏng xen kẽ. Đồng thời người bệnh dần dần có biểu hiện thiếu máu, gầy sút, đau bụng, khó chịu…, đó là những biểu hiện ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn. Cho nên, với người cao tuổi và trung niên, khi có biểu hiện đại tiện ra máu thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra xác định nguyên nhân.
Read more…

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất

Rất nhiều các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng từ trước đến nay
chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra kết luận về  những đối tượng dễ bị bệnh trĩ. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Những nhóm sau có ngu
 - Người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do tính chất công việc như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký, ….

Những người mắc bệnh táo bón kinh niên:  khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to lên và sa ra ngoài gây lên bênh trĩ.

- Những người bị kiết lỵ: Người bị kết lỵ có cùng đặc điểm là phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

- Ngoài ra, những người mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng , u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ rộng ra làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ.

 Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất

- Phụ nữ cho con bú : thường mắc bệnh trĩ, táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú, họ thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn đã hành hạ họ và làm cho người bệnh khó chịu, gây mất tự tin.

Một điều rất đáng lo ngại là những người bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh đã nặng do tâm lý e ngại, nhất là phụ nữ. Còn có người chịu đựng bệnh trĩ đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường là quá lớn, phương pháp điều trị trĩ ít xâm lấn không còn tác dụng, mà phương pháp điều trị lớn thì tốn kém, tổn thương nhiều hơn và đau đớn cũng nhiều hơn.
Read more…

Triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ là 1 căn bệnh khá phổ biến hiện nay, việc nghiên cứu bệnh trĩ đã được đưa ra từ nhiều năm nay, những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ  được đưa ra bằng những dẫn chứng cụ thể. 

- Nếu bạn có các triệu chứng như táo bón lâu ngày, khó đi đại tiện, đi đại tiện ra máu, có vật lạ lòi ở hậu môn, hậu môn đau nhức, có thể kèm theo hiện tượng táo bón đó chính là những triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp. Hay các bệnh về trực tràng thường có những triệu chứng gần giống nhau. Khi đó các bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa khám trực tiếp để  được tư vấn rõ ràng.
Bệnh trĩ hỗn hợp sẽ có biểu hiện sau:
Đại tiện ra máu: 
Khi đại tiện xong thấy có lẫn vài giọt máu màu hồng tươi, máu dính trên giấy lau, có thể phát sinh trước và sau khi đại tiện, hoặc đơn giản là ra máu, hoặc máu lẫn trong phân.
Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn: 
Niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích trong thời gian dài sẽ tiết ra nhiều dịch. Cơ vòng hậu môn dịch lỏng có thể dễ dàng tiết ra ngoài bất cứ lúc nào, làm cho phần da hậu môn thường xuyên bị kích thích và gây ngứa.
Dị vật ở hậu môn lòi ra ngoài:
Đây là triệu chứng chủ yếu của trĩ nội ở giai đoạn giữa và cuối, nguyên nhân chủ yếu là do khối trĩ nội ngày một to ra, làm niêm mạc, các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách, khi người bệnh đi đại tiện các khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn ra bên ngoài. Khi người bệnh đại tiện vùng bụng dồn nhiều áp lực lên hậu môn khiến các búi trĩ lòi ra ngoài, khi ho hoặc khi dùng sức cũng sẽ khiến các dị vật lòi ra ngoài.
Đau nhức hậu môn: 
Do hậu môn có rất nhiều dây thần kinh và rất nhạy cảm nên có thể bị đau nhẹ hoặc đau nặng khi phải chịu các kích thích, biểu hiện như: đau mạnh, đau nhiều, đau rát… phát sinh trước và sau khi đi đại tiện.
Sa búi trĩ: 
Đây là triệu chứng đau đớn thường gặp ở trĩ ngoại, trĩ nội khi không bị viêm thì không gây đau đớn, sa búi trĩ thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử cũng có thể dẫn đến sa búi trĩ. Các búi trĩ sa xuống gây đau đớn vô cùng.
Táo bón: 
Người bệnh khi ra máu thường hạn chế đi đại tiện tạo thói quen xấu dẫn đến táo bón, táo bón cọ sát vào các niêm mạc trĩ gây chảy máu, tạo thành một vòng tuần hoàn ác tính.
Read more…

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Bệnh trĩ- Rau diếp cá chữa bệnh trĩ hiệu quả

Từ lâu rau diếp cá đã được dùng làm bài thuốc chữa bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa.... Ngòai ra nó còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất tốt.



Rau diếp cá rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, được dùng để ăn sống. Công dụng của rau diếp cá là tính mát, làm đẹp da, ngừa mụn... và đặc biệt chống táo bón, chữa và phòng ngừa bệnh trĩ.Dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ rất đơn giản nhưng lại cần sự kiên trì.
Cách dùng:Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, sau đó ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đổ ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.
Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.
Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bạn có thể hạn chế được bệnh trĩ phát triển và có thể chữa khỏi được bệnh trĩ khi bạn bị trĩ nhẹ trong giai đoạn đầu.

Read more…

Bệnh trĩ nên uống thuốc gì cho hiệu quả?

Kính chào bác sĩ, tôi có triệu chứng bị trĩ cách đây 5 tháng. tình trạng hiện nay vẫn đi ngoài bình thường, nhưng khi đi thì búi trĩ ra khoảng 1cm, khi xong thì búi trĩ lên lại bình thường. tình trạng bình thường không khó chịu hay chảy máu gì cả? lúc trước có đi khám bác sĩ cho uống Proctolog và stugeron, thấy tình trạng giảm. vậy trường hợp tôi nên xử lý thế nào? uống thuốc gì? có cần phải phẫu thuật không? Hiện nay tôi đang uống An Trĩ Vương ngày 2 viên. Nếu phải phẫu thuật thì ở TPHCM nên đến bênh viện nào? Xin cho lời khuyên Bác Sĩ? Chân thành cám ơn.
Read more…

Bệnh trĩ - Dấu hiệu và cách phòng bệnh trĩ

 Bệnh trĩ là loại bệnh rất phổ biến hiện nay. Ở độ tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn bị ngứa, rát, xuất huyết và đau đó là dấu hiệu bị bệnh trĩ.
May mắn là có các thuốc và phương pháp hiệu quả để chữa bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể  tự điều trị và thay đổi lối sống.
Dấu hiệu và triệu chứng: thường phụ thuộc vào vị trí búi trĩ.
- Bệnh trĩ nội:  Bạn không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có khả năng gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có khả năng gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.
- Bệnh trĩ ngoại. Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.
Nguyên nhân
Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:
- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài
- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
- Béo phì
- Mang vác nặng
- Mang thai và sinh con
Điều trị:
Phần lớn điều trị trĩ gồm các bước bạn có thể tự làm. Nhưng đôi khi cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Thuốc:
Nếu bệnh trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng kem, mỡ hoặc đệm không cần đơn chứa cây phỉ hoặc thuốc chống viêm tại chỗ chứa hydrocortison. Liệu pháp tại chỗ này, kết hợp với tắm nước ấm hằng ngày, có thể làm giảm triệu chứng.
Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:
Nếu huyết khối hình thành trong trĩ ngoại, bác sĩ có thể  cắt bỏ huyết khối đơn giản bằng một đường rạch nhỏ, sẽ giảm đau nhanh chóng.
Đối với trĩ gây đau hoặc kéo dài, bác sĩ có thể khuyên:
- Thắt búi trĩ. Thủ thuật đơn giản, ít đau này được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện và có hiệu quả với phần lớn mọi người.
- Liệu pháp xơ hóa. Tiêm một dung dịch hóa chất quanh mạch máu để co nhỏ búi trĩ.
- Chiếu tia hồng ngoại. Chiếu tia hồng ngoại 1-2 giây cũng có thể làm ngừng tuần hoàn tới trĩ ngoại. Bạn có thể thấy nóng khi làm thủ thuật  này và có thể xuất huyết nhẹ trong vài ngày.
- Liệu pháp laser. Trong thủ thuật này, một chùm laser làm bay hơi mô búi trĩ.
- Đông lạnh. Thủ thuật này làm lạnh mô tổn thương, ngừng tuần hoàn và phá hủy mô búi trĩ.
- Dòng điện. Dùng dòng điện làm co búi trĩ trong thủ thuật tương tự như quang đông hồng ngoại.
- Phẫu thuật. Nếu các biện pháp khác không thành công hoặc nếu bạn có búi trĩ lớn, bác sĩ có thể cắt bỏ mô bằng biện pháp cắt trĩ. Vùng mô cắt bỏ rộng hơn, như vậy sẽ ít có khả năng tái phát nhưng sẽ khó chịu nhiều hơn. Phẫu thuật cần nằm viện 1-2 ngày - thời gian hồi phục dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác.
Phòng ngừa:
- Nên ăn thực phẩm có nhiều chất xơ: ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc như vậy sẽ giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ
- Uống nhiều nước.
- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.
- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi chúng ta đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.
- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.
- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.
Tự chăm sóc:
- Bôi kem điều trị trĩ không cần đơn hoặc viên đạn chứa hydrocortison, hoặc dùng băng ép chứa cây phỉ hoặc thuốc tê tại chỗ.
- Giữ vùng hậu môn luôn sạch. Hằng ngày rửa hoặc tắm nhẹ nhàng để làm sạch da quanh hậu môn bằng nước ấm. Xà bông là không cần thiết và có thể làm cho bệnh nặng hơn.
- Ngâm trong nước ấm vài lần mỗi ngày.
- Chườm đá hoặc đắp gạc lạnh lên hậu môn trong 10 phút tới 4 lần/ngày.
- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.
- Dùng khăn ẩm hoặc giấy vệ sinh ướt sau khi đại tiện thay cho giấy vệ sinh khô.
Những cách tự chăm sóc này có thể làm giảm triệu chứng, nhưng chúng không làm cho búi trĩ mất đi. Hãy đi khám bệnh nếu bạn không thấy giảm bệnh trong vài ngày.
Read more…

Bệnh trĩ và cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh trĩ, đặc biệt là khi búi trĩ sa xuống khi đi ngoài, có nhiều cách khác nhau nhưng có một cách không tốn kém mà vẫn đem lại hiệu quả khả quan chỉ cần sự kiên trì và nhẫn nại đó là: vận động hậu môn. Biện pháp này đặc biệt thích hợp với những người làm việc tĩnh tại, ít vận động, thường phải đứng lâu và ngồi lâu. Có nhiều cách tập khác nhau, cụ thể như sau:



Tập thể dục đúng cách giúp phòng và chữa bệnh trĩ

Co thắt cơ vòng

Ngồi trên ghế tựa, thả lỏng toàn thân, tập trung tư tưởng vào vùng hậu môn, tiến hành từ từ co thót niệu đạo và cơ vòng trực tràng làm nhíu hậu môn sau đó thả lỏng. Tiếp tục làm khoảng 50-100 lần, mỗi ngày 2-3 lần.

Hít thở và thả lỏng

Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ kết hợp với thở bụng sâu, khi hít vào bụng phình lên, khi thở ra bụng thót lại. Làm từ 10-20 lần, mỗi ngày làm 2-3 lần.

Hãm nước tiểu khi đi tiểu

Khi đi tiểu, tiến hành ngắt nước tiểu bằng cách co thắt hậu môn rồi lại đi tiểu tiếp, rồi lại ngắt, làm như vậy nhiều lần cho đến khi đi hết nước tiểu. Mỗi ngày làm 2-3 lần.

Tập luyện trên giường

Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, thở chậm, đều và sâu. Tiếp đó lấy đầu và 2 gót chân làm điểm tựa nhấc cao mông lên đồng thời nhíu hậu môn, sau đó từ từ thả mông xuống, thả lỏng cơ hậu môn, làm 20 lần, mỗi ngày thực hiện thao tác này vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức giấc (xem hình).

Kẹp đùi co thót hậu môn

Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng thư giãn trong vài phút. Tiếp đó, hai đùi bắt chéo nhau, dùng lực kẹp chặt mông và đùi, thót dần hậu môn, giữ nguyên trong 5 giây hoặc dài hơn. Làm 20 lần, mỗi ngày 2-3 lần.

Nằm ngửa co chân và thót hậu môn

Nằm ngửa trên giường, co hai đầu gối, hai gót chân áp sát vào mông, lấy bàn chân và vai làm điểm tựa, nhấc cao xương chậu, đồng thời co thót hậu môn, giữ nguyên trong 5 giây, làm đi làm lại 10 lượt, mỗi ngày 2-3 lần.

Ngồi thẳng thót hậu môn

Ngồi trên ghế hoặc giường, hai bàn chân bắt chéo nhau, hai bàn tay đặt sau lưng rồi từ từ đứng dậy, đồng thời co thót hậu môn, giữ như vậy trong 5 giây rồi thả lỏng, làm liên tục 15 lần, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.

Ngâm và co thót hậu môn

Ngâm hậu môn trong một chậu nước ấm rồi từ từ co thót hậu môn liên tục nhiều lần, kết hợp với việc dùng ngón tay giữa ray ấn huyệt trường cường nằm ở ngay dưới mỏm xương cùng cụt gần sát hậu môn.

Để đạt được hiệu quả cao và nhanh nhất, nên lựa chọn phương tập cho phù hợp với tính chất bệnh lý và điều kiện cá nhân, có thể kết hợp nhiều cách tập khác nhau cùng trong một ngày. Vẫn cần phải nhắc lại là, kết quả phòng, chống bệnh trĩ bằng các cách tập này chỉ hiệu quả khi chúng ta tiến hành một cách đều đặn, kiên nhẫn và đúng phương pháp.


Read more…

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc y học cổ truyền có hiệu quả không?

Câu hỏi:

"Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc y học cổ truyền có hiệu quả và có mất nhiều thời gian không"

Trả lời:

BS CKII Hoàng Đình Lân giải thích: “Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền phải kéo dài thời gian từ 1-2 tháng và đó là các bài thuốc chữa trĩ cổ phương hoặc các loại thuốc đã hiện đại hóa từ các bài thuốc đông dược như thuốc tiêu trĩ Safinar. Ngoài ra, bản thân phải kiêng khem trong sinh hoạt, dinh dưỡng theo lời dặn của thầy thuốc”.


Read more…

Nhịn đại tiện dễ dẫn đến tử vong

“Thói quen nhịn đại tiện sẽ dẫn đến sa trực tràng, hoại tử đường ruột, tử vong”. BSCKII, Vũ Đức Chung, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện 354 nói.

Tắc ruột, sa trực tràng do nhịn đại tiện
Cách đây 5 ngày, bệnh nhân B.T. H. (76 tuổi ở Mỹ Hào, Hưng Yên) đến viện cấp cứu trong tình trạng thủng ruột. Được biết, trước đó bà H có thói quen nhịn đại tiện. Bà H bị tắc ruột cấp dẫn đến thủng đại tràng.
Người nhà bệnh nhân cho biết, bà H. 3 ngày không đại tiện. Bà H. vẫn sinh hoạt và làm việc nhà bình thường. Đột nhiên, bà H kêu đau bụng, gia đình nghĩ bà bị táo bón đơn thuần. Chiều cùng ngày, gia đình thấy bà H đau nặng, đau lan khắp ổ bụng không chịu được nên được đưa đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cấp cứu.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bụng chướng, ấn đau khắp ổ bụng, nửa bụng dưới đau nhiều, bên trái đau hơn bên phải. Mặc dù kết quả CT được chẩn đoán ban đầu là viêm ruột thừa, RT nằm sau manh tràng nhưng qua theo dõi và thăm khám, các bác sĩ nghĩ tới bệnh nhân bị viêm phúc mạc. Lập tức, bệnh nhân được mở đường trắng giữa ổ bụng để phẫu thuật. Sau đó bác sĩ xác định nguyên nhân bà H. bị như vậy là do thói quen nhịn đại tiện.

Tương tự như bà H., chị Nguyễn Thị Yến (Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ vì thói quen nhịn đại tiện mà phải nhập viện cấp cứu vì lòi ruột do sa trực tràng.
Gia đình chị Yến làm nghề buôn bán, bận rộn nên hay có thói quen nhịn đại tiện. Gần đây, chị thấy hậu môn lòi ra một cục, lúc đầu chỉ khi rặn đại tiện, sau đó xuất hiện cả một khối phồng như quả cà chua, kèm theo rớm máu, đau, chảy nhầy hoặc són phân liên tục. Chị nghĩ đơn thuần mình bị nóng trong nên chỉ thay đổi chế độ ăn thêm nhiều rau. Sau vài tuần chị Yến không thấy tình hình cải thiện. Đi khám bác sĩ kết luận, chị bị lòi ruột mà nguyên nhân là do thói quen nhịn đại tiện gây ra.
PGS.TS.Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam cho biết, không ít người nhịn đại tiện dẫn đến táo bón, bệnh trĩ. Tuy vậy, họ không biết hướng điều trị và không chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng nên bệnh rất nặng.



Tập thói quen đại tiện hàng ngày
Theo BSCKII, Vũ Đức Trung, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện 354, trĩ có nhiều nguyên nhân trong đó có thói quen nhịn đại tiện. Bởi khi phân xuống trực tràng sẽ kích thích gây cảm giác muốn đi ngoài. Nhưng nếu phân xuống không đúng lúc, chúng ta cố nhịn, lâu ngày trực tràng quen chứa phân và mất tính cảm thụ, phân nằm tại đó không tống ra ngoài dẫn tới trĩ.
Thói quen nhịn đại tiện phải rặn, lâu ngày thành táo bón, ấn vào dễ dàng nhưng sau sa tăng lên, không đưa vào được. Đoạn trực tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các mảng hoại tử gây nên viêm dưới phúc mạc, dẫn tới tử vong. Vì vậy, nên tập thói quen đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định và tuyệt đối không nên nhịn đại tiện khi buồn.
PGS.TS. Triệu Triều Dương, Khoa Tiêu hóa, BV 108 cho biết, người bệnh thường chủ quan với bệnh táo bón không đi khám và điều trị. Táo bón đôi khi chỉ đơn giản là do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, ít vận động, lười uống nước, hoặc thói quen nhịn đi cầu... Những trường hợp này có thể điều trị dễ dàng nhưng đôi khi táo bón lại là triệu chứng của một bệnh lý thực thể tại đường tiêu hoá như viêm đại tràng, rối loạn chức năng đại tràng hay bệnh toàn thân nào đó như suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì hoặc các nguyên nhân chèn ép gây hẹp lòng đại tràng và có thể sẽ tử vong.

Read more…

Các loại thực phẩm giúp khỏi bệnh táo bón

Bạn đang phải đối mặt với cuộc chiến chống lại táo bón. Với các triệu chứng buồn nôn, bụng phình to, chán ăn, đau bụng… làm cho bạn cực kỳ khó chịu. Nếu không điều trị táo bón có thể dẫn tới bệnh trĩĩ, nó sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

Rau
Rau quả rất tốt nhất cho tất cả các vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là khi nói đến táo bón. Các loại rau có hiệu quả nhất trong trường hợp này là các loại đậu, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, đậu Pháp, đậu xanh và rau bina. Nhưng hãy nhớ, rau nấu chín là tốt hơn cho quá trình tiêu hoá hơn so với rau sống.
Ngũ cốc nguyên hạt
Đây là một nguồn giàu chất xơ. Bạn có thể chọn bánh mì, gạo nâu, lúa mạch của bạn trong chế độ ăn uống . Ngô cũng rất tốt cho tiêu hoá, nó ít calo và nhiều chất xơ là một món ăn tuyệt vời và khoẻ mạnh.
Nước
Nước là chìa khoá để chống táo bón. Khi bạn bị mất nước thì phân cũng rất khó để vượt qua đại tràng. Nước trái cây và nước cải thiện nhu động ruột giúp bạn tránh khỏi táo bón.



Trái cây
Hãy nhớ rằng các loại trái cây như: đào, dứa, lê và đu đủ… các loại trái cây tốt cho chuyển động ruột và kích thích bộ máy tiêu hoá hoạt động. Hoa quả cũng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.
Ô mai

Ô mai là loại trái cây khô lành mạnh cho hệ thống tiêu hoá của bạn. Mận, mơ, nho khô… là một biện pháp khắc phục để kích thích ruột của bạn. Mận khô được con là loại thuốc nhuận tràng tự nhiên

Read more…

Bệnh trĩ - Cần được điều trị sớm và phòng ngừa bệnh trĩ

Căn bệnh mà gây nhiều khó chịu, làm phiền toái cho người bệnh nhưng lại ở chỗ kín đấy là bệnh trĩ. Bệnh trĩ khi đã xảy ra quá nặng và ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, thì họ mới đi khám và điều trị bệnh trĩ.


Bệnh trĩ có nhiều cấp độ khác nhau

Bệnh trĩ thường trải qua các cấp độ từ thấp đến cao:

Ở cấp độ 
Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2, người bệnh có các triệu chứng sau: đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt, tắc mạch, gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ,…gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội vừa mắc trĩ ngoại.

Bệnh trĩ đừng trị khi quá muộn

Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 có thể chỉ mới gây sự đau đớn, khó chịu, mệt mỏi cho bệnh nhân nhưng khi chuyển sang cấp độ 3 và 4 thì thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Mặt khác, trĩ độ 1 và 2 có thể chữa khỏi nhanh chóng, hoàn toàn bằng thuốc nhưng sang cấp độ 3 và 4 thì hầu như người bệnh phải đến bệnh viện thực hiện các thủ thuật hay phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Cách này thường gây đau đớn, lâu hồi phục và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu ở độ 1 và độ 2, bệnh nhân nên đi khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm. Lúc này, việc điều trị không cần tới phẫu thuật mà có thể điều trị bằng thuốc khỏi hoàn toàn.

Trong điều trị bệnh trĩ cần phối hợp nhiều thuốc, phải phối hợp các thuốc trị cả nguyên nhân và triệu chứng. Bởi nếu không trị nguyên nhân gây bệnh thì bệnh trĩ sau điều trị sẽ tái đi tái lại nhiều lần và mỗi lần tái lại bệnh lại càng nặng hơn.

Việc trị triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong việc cứu bệnh nhân khỏi sự đau đớn, khó chịu, mệt mỏi do bệnh gây ra.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị cả triệu chứng lẫn nguyên nhân và tính an toàn cho bệnh nhân thì các thuốc Đông y có nhiều ưu điểm nổi trội hơn Tây y.

Trị bệnh trĩ – trị tận gốc để ngừa bệnh tái phát

Bệnh trĩ là bệnh do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Vì vậy, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh chính là giảm sự căng giãn tại tĩnh mạch trực tràng - hậu môn. Với tác dụng này thì vị thuốc Hòe giác (quả Hòe) là có hiệu quả tốt. Hòe giác có tác dụng tăng trương lực của mạch máu, làm bền thành mạch từ đó làm giảm sự căng giãn tính mạch trực tràng - hậu môn, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Để trị các triệu chứng: chảy máu hậu môn, sa búi trĩ, đau và ngứa vùng hậu môn thì các vị thuốc sau có hiệu quả: Địa Du có tác dụng cầm máu, chuyên trị kiết lỵ ra máu, trĩ ra máu; Phòng Phong giúp giảm đau nhanh; Chỉ Xác có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón giúp việc đại tiện của người bị trĩ dễ dàng hơn, thông qua đó giúp hạn chế chảy máu khi đi đại tiện, đồng thời còn giúp co búi trĩ hiệu quả. Hoàng Cầm ức chế nhiều loại vi khuẩn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn tại hậu môn gây viêm. Đương Quy giúp bổ huyết, rất cần thiết cho những người mắc trĩ bị chảy máu, phục hồi thể trạng, nâng cao sức khỏe cho bệnh.

Kết hợp Hòe giác với các vị thuốc Địa Du, Phòng Phong, Chỉ Xác, Hoàng Cầm và Đương Quy là bài thuốc hoàn hảo, đầy đủ để trị trĩ tận gốc, trị mọi triệu chứng khó chịu của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, việc phối hợp các vị thuốc này với nhau không hề đơn giản, việc phối hợp làm sao phải duy trì được tác dụng, không làm giảm tác dụng của các vị thuốc.
Read more…